Bảo vệ PMV hướng dẫn bảo vệ hiện trường
Trong hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp, nhân viên bảo vệ cần phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường khi có vụ việc xảy ra như vụ trộm, vụ cháy… mục đích của việc bảo vệ hiện trường là đảm bảo hiện trường không bị tác động của một quá trình nào khác làm thay đổi, xáo trộn dấu vết vật chứng hoặc thi thể nạn nhân. Nếu hiện trường được bảo vệ nguyên vẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám nghiệm hiện trường làm cơ sở cho việc điều tra làm rõ bản chất của sự việc đã xảy ra.
Bảo vệ hiện trường không chỉ là canh giữ đơn giản nơi xảy ra sự việc mà là một quá trình trong đó người có trách nhiệm bảo vệ hiện trường phải thực hiện những công việc nhằm phòng ngừa những tác động làm thay đổi thực trạng vốn có của hiện trường nói chung, các dấu vết vật chứng nói riêng. Công Ty Bảo Vệ Phát Minh Vượng (PMV) chia sẻ với các bạn và Quý khách hàng các bước quan trọng trong công tác bảo vệ hiện trường.
1. Hiện trường là gì
Hiện trường là nơi xảy ra sự việc” đây là một định nghĩa chung nhất vì không chỉ thời gian sự việc xảy ra mà đó là sự việc gì nhưng chỉ rõ hiện trường là nơi tức là một không gian nào đó đã xảy ra sự việc mà ta đang nói tới. Người ta có thể hình dung hoặc nói tới ba dạng thời gian xảy ra sự việc gắn liền với một không gian cụ thể nào đó: nơi đã xảy ra sự việc, nơi sẽ xảy ra sự việc và nơi đang xảy ra sự việc…
Trong khoa học hình sự, hiện trường được định nghĩa như sau: Hiện trường là nơi xảy ra sự việc mang tính hình sự cần được quan tâm để phục vụ cho công việc điều tra làm rõ nguyên nhân, quá trình diễn biến của sự việc đó.
Phân loại hiện trường.
Căn cứ vào loại vụ việc mang tính hình sự người ta chia hiện trường thành những loại sau đây:
– Hiện trường có người chết
– Hiện trường vụ trộm
– Hiện trường cháy nổ
– Hiện trường sự cố kỹ thuật, hư hỏng máy móc • Hiện trường vụ cướp • Hiện trường tài liệu, phản động
– Hiện trường vụ hiếp dâm
– Hiện trường tai nạn giao thông
Cách chia trên chỉ là tương đối vì có những hiện trường, trong đó xảy ra vụ việc hình sự phức hợp ví như hiện trường vụ giết-cướp, hiện trường vụ giết người nhưng thực chất là vụ hiếp dâm (lúc đầu là hiếp dâm, nhưng vì người bị hại chống trả nên đã bị giết để kẻ phạm tội dễ bề đạt mục đích) .
Căn cứ vào sự nguyên vẹn của hiện trường có thể chia làm 02 loại:
– Hiện trường nguyên vẹn
– Hiện trường bị xáo trộn
Căn cứ vào nơi xảy ra sự việc có thể chia ra làm 03 loại hiện trường:
– Hiện trường trong nhà
– Hiện trường ngoài trời
– Hiện trường trong nhà và ngoài trời
Ngoài ra trong thực tế còn có loại: “hiện trường giả” đó là nơi thủ phạm cố ý sắp đặt tạo lập dấu vết để đánh lạc hướng điều tra của cơ quan điều tra nhằm che giấu hành vi phạm tội.
2. Nội dung cơ bản của công tác bảo vệ hiện trường.
– Bảo vệ dấu vết, vật chứng …không bị phá hỏng, sáo trộn.
– Ghi nhận được những thay đổi, biến đổi trên hiện trường (do tác động của không khí nhiệt độ, gió v..v…);
– Xác định nhân chứng và những người có thể cung cấp tài liệu về hiện trường về thủ phạm.
– Ghi nhận những tin tức có liên quan đến vụ việc đã xảy ra;
– Loại trừ sự nguy hiểm đang còn đe dọa cho cuộc sống, sức khỏe của con người;
– Bảo vệ đồ vật có giá trị đang có nguy cơ bị thiệt hại xảy ra;
– Bảo vệ an ninh khu vực hiện trường;
– Truy bắt tội phạm (nếu có).
3. Trong quá trình bảo vệ hiện trường cần chú ý làm tốt một số việc sau:
Kịp thời bao quát phạm vi hiện trường, đảm bảo người bảo vệ hiện trường đứng ở vị trí có thề nhìn thấy danh giới bên kia của hiện trường. Nếu hiện trường rộng không bao quát hết, phải có thêm người bao quát phần còn lại của hiện trường;
– Không cho bất cứ người nào không có nhiệm vụ vào khu vực hiện trường;
– Không mang bất cứ đồ vật nào ở hiện trường đi nơi khác và ngược lại;
– Không được tự ý dời khỏi vị trí bảo vệ được phân công;
– Không tiết lộ những tin tức, tài liệu dấu vết với bất kỳ ai không có trách nhiệm.
4. Hiện trường vụ cháy
Đặc điểm của hiện trường vụ cháy là thường bị tác động bởi việc chữa cháy và cứu người bị thương, bị chết do cháy hoặc ngạt khói, điện giật. Bởi vậy việc bảo vệ hiện trường loại này cần:
– Ghi nhận tên những người tham gia chữa cháy;
– Người báo tin cháy, thời gian nhận tin báo cháy;
– Ghi nhận những thông tin: thời điểm phát hiện cháy, nơi cháy đầu tiên, điểm cháy lớn nhất;
– Diễn biến vụ cháy: hướng cháy, độ cao của ngọn lửa, màu sắc của khói, những mùi ngửi thấy khi cháy;
– Bảo vệ nguyên trạng hệ thống điện như cầu dao, cầu chì, dây dẫn rơle;
– Bảo vệ nguyên trạng thiết bị bị cháy;
– Ghi lại lời khai của nhân chứng hoặc người bị hại về:
– Tình trạng cửa chính, cửa sổ khi đám cháy xảy ra.
– Hướng gió, tốc độ gió (có thể)
– Những đồ vật có giá trị bị hủy hoại.
– Tình trạng của hệ thống báo cháy (nếu có lắp đặt).
Sau khi chữa cháy xong, yêu cầu những người tham gia chữ cháy ra khỏi khu vực hiện trường cần bảo vệ và phải bảo vệ nghiêm ngặt khu vực đó.
Chú ý: Tránh những nguy hiểm còn tồn tại do tường mái, cột nhà có thể đổ, chạm chập điện và những hiện tượng cháy nổ còn có thể xảy ra.
5. Hiện trường vụ trộm:
Hiện trường trộm thường có 3 dạng sau đây:
– Trộm cậy phá: dùng sức lực hoặc công cụ hỗ trợ để cậy phá cửa, đột nhập vào nhà; trổ mái nhà để đột nhập từ trên xuống, cậy tủ, két sắt để lấy tiền hoặc kim loại quý.
– Trộm mở khóa: dùng chìa khóa có sẵn hoặc chìa khóa khác (khóa tự chế, khóa vạn năng).
– Trộm leo tường: lợi dụng địa hình, địa vật để leo tường vào khu vực có tài sản để thực hiện hành vi trộm.
Đối với hiện trường các vụ trộm theo 3 dạng này, ngoài những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ hiện trường nói chung cần thực hiện những việc sau đây:
– Mở rộng phạm vi bảo vệ sang các phòng nghi vấn là nơi thủ phạm hành động.
– Bảo vệ cả đường vào và đường ra của thủ phạm.
– Bảo quản dấu vết ngoài trời và các vật mang nguồn hơi như: găng tay, khăn, quần áo, giày dép…
6. Hiện trường sự cố kỹ thuật, hư hỏng máy móc:
Ngoài những nội dung chung cho công tác bảo vệ hiện trường, khi bảo vệ hiện trường loại này cần lưu ý:
– Loại trừ những thiệt hại tiếp tục do phản ứng dây chuyền của sự cố gây ra.
– Loại trừ những nguy hiểm còn tồn tại như do những chất độc hại, hở điện, cháy nổ.
– Ngăn chặn những hoạt động của cơ quan chủ quản nhằm tìm kiếm nguyên nhân, sửa chữa máy móc thiết bị trước khi bàn giao hiện trường cho cơ quan điều tra.
– Bảo vệ những tài liệu kỹ thuật có liên quan đến máy móc, các thiết bị kỹ thuật và dây chuyền sản xuất bị hư hỏng do sự cố gây ra.
– Bảo vệ những văn bản quy định việc tổ chức các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, sự cố kỹ thuật của nhà máy xí nghiệp.
– Cần nắm rõ tình hình máy móc, thiết bị kỹ thuật trước khi xảy ra sự cố kỹ thuật của nhà máy, xí nghiệp.
– Cần nắm rõ tình hình máy móc thiết bị kỹ thuật trước khi xảy ra sự cố kỹ thuật.
Thông tin liên hệ
Công Ty Bảo Vệ Phát Minh Vượng
Trụ sở chính: 40/18 Trần não, P.Bình An, Q 2, Tp. hồ Chí minh
Điện thoại: 08- 3740 7026 – 27; Fax: 08- 3740 7028
Email: hcm@pmvs.com.vn
Website: www.pmvs.com.vn